Laser là viết tắt của từ Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation được hiểu là sự khuyết đại ánh sáng bằng bức xạ kích thích. Tạo ra chùm tia có tính chất: Định hướng, đơn sắc cao và tính đồng bộ của các photon nhằm tạo ra xung có thời gian phát cực ngắn từ mili giây đến pico giây cho phép tập trung năng lượng vào khu vực cần điều trị.

Nhờ những ưu điểm này tia laser được ứng dụng nhiều trong các thẩm mỹ viện tuy nhiên có rất ít khách hàng nắm rõ  cách phân loại ảnh hưởng của laser lên người trực tiếp điều trị. Do đó trong bài viết hôm nay The ACG Group sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về múc độ nguy hiểm của từng laoị laser theo thang đo tiêu chuẩn của Mỹ ANSI (American National Standards Institude)

Bảng phân loại laser ASNI

 

Bảng phân loại laser theo ANSI 2007

Nhóm 1

Nguy cơ: Không có nguy cơ. MPE không xuất hiện khi nhìn trực tiếp

Phương pháp bảo vệ: Không cần

Nhóm 1M

Nguy cơ: Nhóm này có thể tăng nguy cơ nếu nhìn trực tiếp qua một số dụng cụ như kính lúp, kính thiên văn

Phương pháp bảo vệ: Khong 6cần trừ khi dùng các dụng cụ quang học

Nhóm 2

Nguy cơ: Laser năng lượng thấp – laser pointer, mã vạch

Phương pháp bảo vệ: không cần

Nhóm 2M

Nguy cơ: Gây ảnh hưởng xấu nếu nhìn trực tiếp qua các dụng cụ quang học

Phương pháp bảo vệ: Không cần trừ khi dùng các dụng cụ quang học

Nhóm 3R

Nguy cơ: Laser năng lượng trung bình có thê gây nguy hiểm khi nhìn trực tiếp

Phương pháp bảo vệ: không yêu cầu nhưng nên đeo kính khi nhìn.

Nhóm 3b

Nguy cơ: Cao hơn 3R. có thể gây nguyu hiểm khi không có kính bảo vệ.

Phương pháp bảo vệ: Phải có phương pháp bảo vệ huấn luyện về an toàn laser

Nhóm 4

Nguy cơ: Đây là tia laser có năng lượng > 0,5W. Laser có thể gâyhai khi tiếp xúc với da hoặc mắt. Ngoài ra laser này có thể gây cháy nổ và ô nhiễm không khí.

Phương pháp bảo vệ: Phải có phương pháp bảo vệ huấn luyện về an toàn laser

Tác hại của tia laser lên mắt

Võng mạc

Khi võng mạc bị tổng thương sẽ không tạo cảm giác đau nguyên do võng mạc rất ít thụ thể đau nhưng sau đó sẽ gây ra các biến chứng giảm thị lực, phỏng võng mạc, tổn thương Foveal, điểm mù.

Các loại laser có bước sóng từ 400 – 1400nm bao gồm: Argon, KTP, PDL, Ruby, Alexandrite, ánh sáng cận hồng ngoại (780 – 1400nm), Diode, ND:YAG

Giác mạc

Khi bị laser làm tổn thương giác mạc rất dễ nhận biết nhờ cảm giác đau sau đó nếu tổn thương đủ lớn để sẽ lại sẹo và tầm nhìn bị mờ

Các loại laser ảnh hưởng đến giác mạc là UV-C (200-280nm), UV-B (280 – 315nm), Excimer, cận hồng ngọc (1400 - 3000nm), Erbium:YAG, xa hồng ngọc (3.000 – 1.000.000nm), CO2.

Thủy tinh thể

Laser gây hại thủy tinh thể thường gặp là UV-A (315 - 400nm), cận hồng ngọc (780 – 400nm), Diode, Nd:YAG, giữa hồng ngọc ( 1400 – 3000nm), Erbium:YAG