Hiện nay tia Laser được sử dụng rất nhiều trong điều trị bệnh lý ở da và chăm sóc thẩm mỹ. Tuy nhiên, việc sử dụng Laser điều trị đòi hỏi phải được chỉ định bởi các bác sĩ được các trường Đại học về y khoa cấp chứng chỉ và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Laser. 

Các vấn đề thường gặp khi sử dụng Laser trong thẩm mỹ

1. Tổn thương ở mắt do laser

Tia Laser nhìn có vẻ như an toàn nhưng nếu sử dụng không đúng cách, nó có thể gây tổn hại mắt một cách nặng nề như:

  • Tổn thương lên võng mạc, giác mạc, đồng tử… và có thể gây mù mắt nhanh chóng. Điều này khá nguy hiểm bởi có thể trước đó mắt của bạn không có cảm giác đau hay bất kỳ triệu chứng nào nhưng võng mạc sẽ có hiện tượng giảm thị lực và suy yếu dần.
  • Tia Laser khi chiếu lên bề mặt da sẽ bị phản xạ hay tán xạ đến mắt người thực hiện hay người quan sát gần đó nên bất kỳ ai nhìn trực tiếp hoặc gián tiếp tia Laser qua kính, bề mặt vật liệu có thể phản chiếu… đều có thể bị tổn thương mắt khi không đeo kính bảo vệ.

Do đó, cách bảo vệ mắt an toàn đó là đeo kính thích hợp với các loại máy Laser để phản xạ lại các tia Laser không đến được mắt, ngăn chặn tổn thương lên mắt.

 2. Tổn thương trên da do Laser

Công nghệ Laser được ứng dụng để điều trị các bệnh lý ở da và chăm sóc thẩm mỹ cho khách hàng. Tuy nhiên, các tổn thương đến da là tình trạng dễ gặp nhất khi điều trị bằng Laser, bao gồm:

- Đau: Khi thực hiện laser để điều trị da chúng ta sẽ có cảm giác nóng, đau, bỏng rát do năng lượng từ tia laser phát ra. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng giảm dần khi điều trị kết thúc hoặc nhiều nhất là 2 - 5 ngày sau điều trị. Đây là tình trạng bình thường và khá phổ biến khi điều trị bằng Laser. Có thể giảm cảm giác đau cho bệnh nhân, khách hàng bằng các biện pháp vô cảm như ủ kem tê, tiêm thuốc tê, dùng thuốc giảm đau…

- Đỏ da: Đây là tình trạng rất thường xảy ra sau khi thực hiện Laser, hiện tượng này được xem là đáp ứng bình thường của da đối với Laser khi tình trạng này chỉ kéo dài vài giờ đến ít ngày sau đó. 

- Bỏng da: Bỏng da do thực hiện laser không phải là trường hợp hiếm gặp. Đã có nhiều trường hợp bỏng da dẫn đến sẹo do không điều chỉnh năng lượng của máy phù hợp. Để khắc phục trường hợp tai biến này xảy ra, người thực hiện laser phải là người đã được đào tạo và có kinh nghiệm điều chỉnh năng lượng của máy cho phù hợp với từng tình trạng da.

- Lõm da: Tình trạng này khá thường gặp sau khi thực hiện laser. Tuy nhiên, đa số có thể phục hồi lại bề mặt trong khi một số có thể gây lõm da vĩnh viễn. Biện pháp dự phòng là điều chỉnh thông số và mức năng lượng phù hợp, tránh bào mòn da quá nhiều đối với loại laser CO2.

- Sẹo: Sẹo là tai biến đáng sợ nhất khi sử dụng laser. Da bị sẹo là do sử dụng năng lượng quá mức và lặp lại nhiều lần.

Vậy có nên chọn phương pháp chiếu Laser khi sử dụng trong thẩm mỹ?

Kể từ năm 1960, khi máy laser đầu tiên thật phát minh bởi T.H. Maiman tại phòng thí nghiệm nghiên cứu Hughes, là bộ phận nghiên cứu của Công ty Hughes Aircraft Malibu, CA, việc nghiên cứu và phát triển laser đã nở rộ thành một ngành công nghiệp nhiều tỷ đô la. 

Trong năm 1983, Anderson và Parish giới thiệu lý thuyết photothermolysis. Lý thuyết này đề cập đến vấn đề rằng tia Laser có thể chọn lọc đối với mục tiêu dựa trên thực tế, các bước sóng khác nhau của ánh sáng sẽ được hấp thụ bởi chromophore khác nhau trong da. Điều này cho phép laser tiêu diệt chọn lọc các mục tiêu mà không làm tổn hại đến các mô (tổ chức) xung quanh. Để thực hiện điều này, độ rộng xung (pulse width) nên đủ lâu để làm nóng mô đến cấp độ hủy diệt, nhưng không quá lâu để làm nhiệt thoát ra từ mục tiêu đến các mô bình thường xung quanh. Sự bảo vệ này đạt được thông qua hệ thống làm mát. Hệ thống làm mát rất quan trọng trong một số liệu trình điều trị laser bao gồm laser phá hủy mạch máu và laser triệt lông. Có một số phương thức làm mát được sử dụng trong các máy laser ngày nay, bao gồm cả làm mát cryogen (lạnh âm sâu), contact, ice, và không khí lạnh trực tiếp. Sử dụng các thiết bị này làm giảm tổn thương đến lớp biểu bì. Ngược lại, sử dụng quá nhiều làm mát khi mục tiêu ở trong lớp biểu bì dẫn đến điều trị không hiệu quả.

Do đó, có thể thấy rằng, nếu tia Laser được sử dụng với thời gian và quy trình hợp lý thì sẽ hoàn toàn không gây hại đến da. 

>>> Xem thêm: Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ tại Việt Nam

Thực tế, các tai biến xảy ra do Laser có thể để lại các hậu quả nghiêm trọng, vì thế cần có những biện pháp an toàn khi sử dụng laser cho khách hàng, bệnh nhân, bác sĩ, kỹ thuật viên… bao gồm:

  • Bảo vệ mắt: Bác sĩ, kỹ thuật viên phải đeo kính bảo vệ khi thực hiện laser cho bệnh nhân hay khách hàng. Che mắt bảo vệ cho bệnh nhân, khách hàng khi điều trị để ngăn ngừa trường hợp bệnh nhân vô tình mở mắt khi đang thực hiện laser.
  • Bảo vệ da: Hạn chế đến mức tối thiểu các tai biến da như đỏ da kéo dài, lõm da, sẹo… bằng cách lựa chọn cơ sở uy tín, người thực hiện được huấn luyện, đào tạo chuyên môn, máy móc thiết bị hiện đại, đạt chuẩn.
  • Điều quan trọng nhất khi chọn điều trị thẩm mỹ bằng Laser chính là bạn phải chọn được trung tâm uy tín với đội ngũ y bác sĩ lành nghề, có kinh nghiệm. Người thực hiện kỹ thuật laser bao gồm bác sĩ, kỹ thuật viên phải được đào tạo chính quy về cách vận hành, sử dụng máy và phương pháp điều trị cụ thể trên từng trường hợp bệnh lý khác nhau.Khi sử dụng laser trong ứng dụng lâm sàng, điều quan trọng là phải nhớ tất cả các khía cạnh của laser, bao gồm cả bước sóng, độ rộng xung, mật độ năng lượng, và làm mát. Laser chỉ là máy móc; nó phụ thuộc vào người thực hiện để điều chỉnh và sử dụng chúng một cách chính xác. 

Như vậy, công nghệ Laser ngoài tính ứng dụng, có hiệu quả cao trong điều trị bệnh lý da và chăm sóc thẩm mỹ thì phương pháp này còn tồn tại những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, các rủi ro, tai biến này có thể hoàn toàn phòng ngừa được bằng các nguyên tắc về an toàn sử dụng Laser. Quan trọng hơn hết, khi điều trị bằng Laser cần thận trọng chọn những trung tâm thẩm mỹ với đội ngũ bác sĩ, nhân viên có kinh nghiệm về Laser, có những trang bị hiện đại mới đạt được hiệu quả điều trị, đồng thời hạn chế được tối đa các tác dụng phụ không mong muốn.