Một trong những thành tựu nổi bật của công nghệ làm đẹp hiện đại là sự ra đời của công nghệ Laser. Hiện nay việc sử dụng Laser trong điều trị bệnh lý ở da và chăm sóc thẩm mỹ đã trở nên phổ biến.
Tia Laser được các chuyên gia thẩm mỹ công nhận là phương pháp hàng đầu được sử dụng để điều trị các vấn đề về da, đặc biệt là khả năng “tái sinh” làn da mới.
Laser là gì?
Laser là tên viết tắt của cụm từ Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation trong tiếng Anh, và có nghĩa là “khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích” hoặc “khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức”.
Trong lĩnh vực y học, laser được xem như một bước đột phá công nghệ vì nó đã giúp điều trị nhiều bệnh lý của nhiều chuyên khoa khác nhau như phẫu thuật tật khúc xạ mắt trong nhãn khoa; tẩy xóa các u, bớt sắc tố trong da liễu; điều trị khối u phổi, u thần kinh trong ung bướu… một cách chính xác.
Trong lĩnh vực thẩm mỹ nói riêng, công nghệ laser được ứng dụng để thực hiện nhiều dịch vụ điều trị thẩm mỹ, đem lại sự hài lòng cho nhiều khách hàng.
Ứng dụng nổi bật của Laser trong điều trị da
1. Laser kiểm soát độ sâu cho phép điều trị da chuyên sâu
Nhiều thiết bị Laser tiên tiến có tính năng kiểm soát độ sâu độc đáo, cho phép các bác sĩ kiểm soát hoàn toàn các thông số điều trị bao gồm mức độ và độ sâu của quá trình cắt đốt, bác sĩ có thể chủ động kiểm soát nhiệt thông qua thời gian phát xung – chế độ cung cấp năng lượng.
Đồng thời, tính linh hoạt này cũng cung cấp phân đoạn giúp trẻ hóa làn da, tối đa hóa độ chính xác và kết quả điều trị trong khi giảm thiểu tổn thương mô không cần thiết. Chức năng kiểm soát độ sâu biến thiên cho phép chuyên gia thực hiện kết hợp phương pháp điều trị sâu và điều trị bề mặt tùy thuộc vào tình trạng khu vực da mục tiêu, loại da hoặc tình trạng bệnh lý. Một vùng da có thể áp dụng nhiều mức độ sâu khác nhau để đạt được kết quả điều trị tối ưu.
Cơ chế này được ứng dụng trong việc điều trị nám, tàn nhang, da không đều màu, đốm nâu, điều trị mụn thịt, vết thâm ngoài da, cải thiện đồ đàn hồi của da…
2. Laser rung chuyển tái sinh làn da
Không dừng lại việc tác động trên bề mặt da, laser có bước sóng hàng hàng nghìn nanomet đi sâu vào các lớp tế bào sâu trong da gây nên những rung chuyển, những tổn thương giả mạo. Thông qua cơ chế tác động này, tia laser sẽ kích thích sự hồi sinh mạnh mẽ của các thành phần như sợi collagen, elastin, collagen type 3 để làm đầy các vùng da bị “khuyết trũng” như các nếp nhăn, sẹo lõm trên da. Loại laser không bóc tách là Alma-Q Laser được sử dụng trong việc điều trị lão hóa da, giúp “cải lão hoàn đồng” cho làn da phái đẹp, giúp da trắng mướt chuẩn thẩm mỹ viện.
3. Laser giúp phát huy tối đa hiệu quả dưỡng da
Tia laser được xem như là tia “dẫn đường” cho các dưỡng chất được bổ sung trên bề mặt da có thể dễ dàng đi sâu vào các lớp biểu bì trong da để cung cấp các dưỡng chất cần thiết một cách trực tiếp. Sự tiếp nhận dưỡng chất theo cách này giúp cho làn da nhanh chóng được phục hồi, giải quyết tận gốc nhược điểm trên da.
Để bảo vệ làn da, giúp da trắng mướt chuẩn thẩm mỹ viện, không để lại sẹo không bị kích ứng sau khi áp dụng kỹ thuật điều trị bằng tia laser, bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm đặc trị vừa dưỡng ẩm vừa giúp làn da trắng hồng.