Nếu như trước đây, nhu cầu spa, làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ… hay còn gọi là ngành chăm sóc sắc đẹp nói chung được xem là dịch vụ xa xỉ dành riêng cho chị em phụ nữ giới thượng lưu. Thì thời gian gần đây, khi mức sống của con người thay đổi, nhận thức về nhu cầu làm đẹp ở Việt Nam ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của công nghệ - khoa học, những liệu pháp làm đẹp ngày càng phát triển và hiệu quả cao, phục vụ tối đa nhu cầu tu sửa nhan sắc của khách hàng.
Với sự phát triển chóng mặt của ngành này, khách hàng có vô số sự lựa chọn cho quá trình tân trang nhan sắc, trong đó phải kể đến hàng đầu được đông đảo khách hàng lựa chọn, dù ở độ tuổi nào phải kể đến phẫu thuật thẩm mỹ. Ngoài ra, những dịch vụ spa như chăm sóc da, chăm sóc cơ thể, massage thư giãn … dường như trở thành nhu cầu cần thiết, thường xuyên với mục đích duy trì sắc đẹp, níu kéo tuổi xuân hay thư giãn và phục hồi năng lượng sau những giờ làm việc căng thẳng.
Thị trường thẩm mỹ Việt Nam tính trong 3 năm trở lại đây, các thành phố lớn đang dần trở thành “thánh địa” của các chủ đầu tư kinh doanh dịch vụ làm đẹp. Ngành công nghiệp làm đẹp trở thành “miếng bánh ngon” thu hút nguồn lực đầu tư lớn. Tuy nhiên, sự bùng nổ của thị trường đồng nghĩa với việc cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trước thực trạng “đại chúng hóa” ngành công nghiệp nhan sắc, liệu còn cơ hội nào cho các chủ đầu tư khai thác và tối ưu hoá lợi nhuận?
Cơ hội nào cho các chủ đầu tư khai thác và tối ưu hoá lợi nhuận tại thị trường Việt Nam?
Trong ngành công nghiệp làm đẹp, Việt Nam dù có xuất phát điểm chậm hơn so với các quốc gia khác nhưng lại sở hữu bước phát triển vô cùng mạnh mẽ. Ngày nay, nhiều thương hiệu làm đẹp quốc tế lựa chọn Việt Nam làm điểm đến. Các công nghệ làm đẹp tiên tiến cũng được áp dụng rộng rãi giúp đem lại hiệu quả cao cùng mức chi phí hợp lý.
Theo thống kê, tại Việt Nam, 64,1% người được hỏi cảm thấy không hài lòng với khuôn mặt của mình, 15,8% người có vấn đề về ngực và 7,5% muốn thay đổi làn da. Ngoài ra, 40% dân số đã được giáo dục tốt hơn về chế độ làm đẹp. Điều này góp phần làm tăng tỷ lệ tìm kiếm tạo ra thị trường tiềm năng cho các cơ sở làm đẹp.
Mặc dù khi toàn cầu phải đối mặt với đại dịch Covid-19, khiến nền kinh tế các nước bị trì trệ trong đó có Việt Nam. Ngành Làm Đẹp & Thẩm Mỹ là một trong những ngành chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh, hàng loạt các các cơ sở lớn nhỏ phải đóng của vì thị trường đóng băng suốt một khoảng thời gian dài. Thế nhưng, khi bước vào cuộc sống bình thường mới, ngành này lại vực dậy thành công và phát triển có phần năng động hơn trước. Những nhãn hàng mỹ phẩm, thẩm mỹ viện, spa ồ ạt mọc lên và ý thức làm đẹp của khách hàng cũng gia tăng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên và trung niên, những người có thu nhập trung bình khá.
Sự bùng nổ sắc đẹp của nam giới
Quan điểm chỉ nữ giới mới có nhu cầu làm đẹp đang thay đổi, nhu cầu làm đẹp cho Nam như: chăm sóc da, chăm sóc tóc tại Spa, Salon thậm chí cả phẫu thuật thẩm mỹ… hay dùng mỹ phẩm chăm sóc tại nhà đều ngày càng tăng hơn. Rất nhiều nhãn hàng, cơ sở kinh doanh đang nhân rộng quy mô để phục vụ cho việc tận dụng và phát triển kinh doanh trong chăm sóc cá nhân, làm đẹp của nam giới.
Khả năng chi trả cho các dịch vụ làm đẹp ngày càng tăng
Có nhiều lựa chọn về giá cả cho dịch vụ làm đẹp khác nhau tùy theo mức độ chi trả của khách hàng. Tuy nhiên, có nhiều khách hàng thậm chí vẫn sẽ thực hiện các biện pháp làm đẹp dù không có đủ tiền.
Bên cạnh đó, theo một khảo sát về thị trường mỹ phẩm Việt Nam được thực hiện năm 2020, có các mức chi trả phổ biến cho dịch vụ làm đẹp như sau:
- Một lần đi Spa, Salon tầm trung từ 200.000 – 300.000 đồng
- Phân khúc 1 – 3,5 triệu đồng chi phí khi đi spa tầm cao cấp hơn
- Skincare tại nhà mỗi tháng dưới 400.000 đồng
Nếu so những con số này với mức thu nhập bình quân đầu người nước ta hiện nay, thì dịch vụ làm đẹp thực sự là một thị trường đầy tiềm năng.
Xu hướng của thị trường làm đẹp Việt Nam
Ưu tiên công nghệ
Cũng giống như hầu hết các ngành công nghiệp khác, sự tác động của nền kinh tế đã khiến cho thị trường thẩm mỹ Việt Nam cũng thay đổi mạnh mẽ. Các dịch vụ làm đẹp ứng dụng sự phát triển của khoa học - công nghệ là sự lựa chọn hàng đầu của cả khách hàng và chủ spa.
Theo Deloitte Insights: Người tiêu dùng ngày nay ưu tiên lớn cho sự cải tiến công nghệ. Họ sẵn sàng đón nhận sản phẩm, dịch vụ mới mẻ, tiên tiến và tin tưởng cái mới sẽ đem lại những hiệu quả tốt hơn.
Chủ động hơn với các nguồn thông tin
Sự phát triển của thời đại 4.0 cho phép mọi người dễ dàng tìm kiếm thông tin, so sánh, đánh giá từ nhiều nguồn thông tin khác nhau về sản phẩm, dịch vụ thậm chí cả yêu cầu trải nghiệm dùng thử trước khi quyết định lựa chọn sản phẩm, dịch vụ làm đẹp nào.
Riêng đối với lĩnh vực spa, khi khảo sát phụ nữ có thu nhập cao, có tới 83.1% cho biết nguồn thu thập thông tin chính của họ là được giới thiệu từ bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp. Vì thế, nếu khai thác tốt khách hàng hiện có sẽ là một cơ hội rất lớn cho các chủ doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng với chi phí marketing tối thiểu nhưng lại tiếp cận chính xác khách hàng mục tiêu.
Các chuyên gia cũng dự báo trong vòng 10 năm tới, ngành làm đẹp tại Việt Nam sẽ còn phát triển theo chiều hướng chuyên sâu hơn, liên kết với Y tế để mang lại những trải nghiệm trọn gói khép kín. Vì thế, nếu đang quan tâm đến lĩnh vực làm đẹp và có ý định kinh doanh ngành nghề này, đừng ngại tìm hiểu và xây dựng 1 chiến lược kinh doanh cho mình ngay hôm nay nhé!