Laser là công nghệ không còn xa lạ với những người hoạt động trong lĩnh vực thẩm mỹ, chăm sóc da. Trong khoảng 15 năm trở lại đây, ngành thẩm mỹ thế giới chứng kiến liên tục có nhiều thành tựu to lớn trong việc ứng dụng công nghệ Laser vào thẩm mỹ. Đặc biệt tại Việt Nam, dù khởi đầu khá muộn màng, nhưng hiện một số trung tâm thẩm mỹ đã bắt đầu nghiên cứu đưa vào một số trang thiết bị Laser thẩm mỹ thuộc thế hệ mới nhất của thế giới. 

Laser là gì?

Laser là viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation”, có nghĩa là sự khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức. Máy Laser là một thiết bị phát ra ánh sáng là các tia laser. Các tia laser này mang năng lượng cao và được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày, khi tác động vào cơ thể nó sẽ có tác động tức thời mà không hề gây di chứng hậu quả lâu dài.

Bản chất tia Laser và các tia X, tia Gamma khác nhau. Tia Laser giống như tia sáng của ngọn lửa, của bóng đèn dây tóc… không bị ion hóa nên không nguy hại cho sức khỏe; trong khi các tia X, tia Gamma… thuộc dạng phóng xạ ion hóa, khi tiếp xúc thường xuyên có thể gây đột biến tế bào, nguy hiểm cho cơ thể. 

Ứng dụng của Laser trong thẩm mỹ

Trong lĩnh vực thẩm mỹ, công nghệ Laser đã tạo nên những bước đột phá quan trọng trong việc điều trị thẩm mỹ, được ứng dụng để thực hiện nhiều dịch vụ điều trị thẩm mỹ, đem lại sự hài lòng cho nhiều khách hàng như:

1. Laser điều trị các tổn thương mạch máu

Có rất nhiều tổn thương mạch máu khác nhau có thể được điều trị bằng Laser. Việc xử lý tổn thương mạch máu bằng laser đã trở nên phổ biến với sự ra đời của laser argon trong những năm 1970. 

Do vị trí của các mạch máu nằm ở trong lớp trung bì, nên việc điều tiết, ổn định và làm mát biểu bì trong điều trị các tổn thương mạch máu là rất quan trọng khi sử dụng các bước sóng cũng nằm trong sự hấp thụ của melanin. Các laser mạch máu có bước sóng dài hơn có thể được vận hành mà không cần làm mát biểu bì. Hiệu ứng Photothermolysis chọn lọc đóng một vai trò quan trọng trong điều trị các tổn thương mạch máu. Các oxyhemoglobin mục tiêu phải hấp thụ ánh sáng, tạo ra nhiệt và làm đông mạch máu mà không làm tổn hại đến mô xung quanh. Những laser mạch máu thế hệ cũ thường gây ra tỷ lệ cao giảm sắc tố da và sẹo. Vì vậy, sự kết hợp giữa photothermolysis và độ rộng xung phù hợp sẽ cho phép điều trị an toàn và hiệu quả các tổn thương mạch máu mà không để lại sẹo.

Các tổn thương mạch máu thường gặp ở người gặp tai biến da do sử dụng kem bôi (kem trộn) có chứa corticoid, các u máu bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, các bớt đỏ ở trên mặt trông kém thẩm mỹ… có thể được giải quyết bằng tia laser một cách an toàn và hiệu quả.

2. Laser xóa xăm

Trước đây, một khi xăm hình lên cơ thể thì các hình xăm sẽ tồn tại vĩnh viễn và rất khó để loại bỏ mà không để lại sẹo trên da. Hình xăm thẩm mỹ thường là sự pha trộn của nhiều loại mực khác nhau, khiến chúng vô cùng khó khăn để loại bỏ. Việc xóa hình xăm bằng laser liên quan đến việc cắt bỏ toàn bộ vùng da phủ lên các hình xăm, kết quả là loại bỏ được hình xăm, nhưng làm thay đổi sắc tố da, và thậm chí để lại sẹo. Thiết bị dùng để loại bỏ da không chọn lọc bao gồm laser CO2, laser argon, và dermabrasion.

Ngày nay, việc xăm mình dần trở thành một nét đặc trưng được nhiều người yêu thích. Công nghệ xăm cũng dần có những thay đổi đáng kể với sự cải tiến về màu sắc, bao gồm huỳnh quang và mực phát sáng. Hiện nay, Laser có thể đáp ứng nhu cầu xóa bỏ đi các hình xăm không mong muốn của khách hàng một cách tương đối hiệu quả mà không để lại sẹo xấu. Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rằng Laser xóa xăm không phải là một cục tẩy, vì thế nhiều hình xăm sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn dù có bao nhiêu phương pháp điều trị được thực hiện. Ngoài ra, có một số loại mực xăm thực sự trở nên tối màu vì quá trình oxy hóa của các hạt hình xăm, điều này có thể dẫn đến việc tạo thành một màu mực không thể loại bỏ.  Để loại bỏ các hình xăm chuyên nghiệp, có thể cần sáu đến mười lần điều trị, mỗi lần cách nhau ít nhất 6 tuần. Đối với hình xăm nghiệp dư là khoảng ba đến năm lần điều trị.

>>> Xem thêm: Tia Laser sử dụng trong thẩm mỹ có an toàn không?

3. Laser triệt lông

Lông dư thừa trên cơ thể luôn là mối bận tâm của nhiều khách hàng bởi chúng liên quan trực tiếp đến vấn đề thẩm mỹ. Nhiều người tự loại bỏ hay triệt lông bằng các phương pháp như cạo, nhổ, dùng thuốc tẩy lông… Tuy nhiên không có một biện pháp nào kể trên có thể loại bỏ lông vĩnh viễn và hầu hết các cách làm đó đều có thể để lại các hậu quả trên da như trầy xước, viêm nang lông, viêm da dị ứng…

Ngày nay, triệt lông vĩnh viễn là một trong những liệu pháp thẩm mỹ không quá phức tạp được thực hiện phổ biến nhất ngày nay. Hầu hết mỗi thẩm mỹ viện, spa và phòng khám thẩm mỹ đều cung cấp dịch vụ này cho các bệnh nhân của họ, bằng cách sử dụng các thiết bị khác nhau. Trong đó, công nghệ Laser đã được FDA (Cục quản lý thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ) công nhận là công nghệ triệt lông vĩnh viễn và an toàn. Năng lượng từ tia laser sẽ làm phá hủy nang lông hoàn toàn và ngăn cản lông mọc trở lại. Ngoài tác dụng phá hủy hoàn toàn, điểm mạnh của công nghệ này là năng lượng từ laser không làm tổn thương bề mặt da và không gây nguy hại đến khách hàng.

4. Laser điều trị rối loạn sắc tố da (nám má, tàn nhang,...)

Thực tế cho thấy, tàn nhanh, thâm, nám làm cho da không đều màu và ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều khách hàng.

Các laser ruby phát ra một bước sóng rất dễ hấp thụ bởi melanin. Sự hấp thu mạnh bởi melanin là nguồn gốc của sự thịnh và suy của ruby. Laser Ruby là tuyệt vời trong việc loại bỏ sắc tố da. Tia laser có thể xóa bỏ các sắc tố này bằng cách phá hủy các hạt sắc tố và cơ thể sẽ đào thảo từ từ ra khỏi ngoài cơ thể mà rất hạn chế để lại tổn thương trên bề mặt da.   

5. Laser tái tạo da

Tại các thẩm mỹ viện, tia Laser được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực trị mụn, xoá sẹo. Tia Laser giúp phá hủy sẹo, kích thích làm đầy mô sẹo lên và trông thẩm mỹ hơn. Công nghệ Laser còn giúp giải quyết các nếp nhăn li ti, chảy xệ, kém săn chắc thường gặp ở những người bị lão hóa da.

Hiện nay tia Laser được sử dụng rất nhiều trong điều trị bệnh lý về da và chăm sóc thẩm mỹ. Đây được xem như là một phương tiện hay một công cụ để phục vụ nhu cầu làm đẹp.